Thừa hưởng những tinh hoa trong nền y học cổ đại thì ngành Y học Cổ truyền hiện nay được chú trọng trong việc phát triển. Với các bạn theo học ngành này sẽ luôn thắc mắc “ Y sĩ Y học cổ truyền có được mở phòng khám không?” .
Mục Lục
Học y sĩ y học cổ truyền có được mở phòng khám không?
Học y sĩ y học cổ truyền có được mở phòng khám không? Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về ngành học này.
Không phải ai cũng biết Đông y áp dụng các phương pháp chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian. Từ xa xưa khi y học hiện đại chưa phát triển thì các bài thuốc này như sự kết tinh trí tuệ của cha ông ta và còn là nét đẹp văn hoa Phương Đông. Nguyên lý chữa bệnh trong Đông y nhằm thiết lập lại sự cân bằng trong cơ thể giúp mang lại sự hài hòa giữa con người với môi trường và vũ trụ. Theo đó thì các Chuyên gia Y học cổ truyền khuyên con người nên chủ động trong việc nâng cao dưỡng sinh, chính khí nhằm để chống lại sự xâm phạm của bệnh tật.
Bên cạnh sự phát triển của y học phương Tây thì nền Y học cổ truyền vẫn là một bản sắc vừa để giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống. Lợi ích của y học cổ truyền đó là mang lại hiệu quả chữa bệnh lâu dài mà giảm hẳn tác dụng phụ so với y học hiện nay. Thực tế hiện nay có khá nhiều người áp dụng bài thuốc đông y theo hình thức “cha truyền con nối” mà chưa nhận được giấy chứng chỉ hành nghề. Chính bởi những điều này đã khiến cho công tác chữa bệnh bằng Đông y gia truyền đang phải đối diện với khá nhiều khó khăn, nhất là việc mở nhà thuốc Đông dược.
Do vậy mà đăng ký học trung cấp y học cổ truyền sẽ là hình thức để bạn được mở phòng khám. Theo đó thì bạn cần phải tham khảo những điều kiện cần và đủ để hoạt động trong ngành, cụ thể trong Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động phòng khám và Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 109/NĐ – CP, trong đó thì Phòng khám đông y sẽ được được gọi là phòng chẩn trị y học cổ truyền hay Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền.
Điều kiện cấp phép hoạt động với một phòng khám Đông Y
Sau khi nắm được thông tin về học y sĩ y học cổ truyền có được mở phòng khám không? Thì bạn cần phải nắm thêm về điều kiện cấp phép hoạt động với một phòng khám Đông Y được quy định trong Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, được quy định cụ thể như sau:
- Có bằng cấp về kiến thức chuyên môn đối với ngành Y học cổ truyền
- Giấy chứng nhận về lương dược, lương y của các cơ sở có đủ chức năng thẩm quyền được bộ y tế chỉ định về đào tạo và cấp bằng học.
- Phải có giấy chứng nhận về bài thuốc gia truyền được bộ y tế hay các cơ sở y tế cấp trước ngày quy định theo Thông tư 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 của bộ y tế về cách hướng dẫn trong việc hành nghề y dược tư nhân phải có hiệu lực.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hay bằng trung học chuyên nghiệp đối với chuyên ngành y học cổ truyền.
- Có giấy chứng nhận về lương y, lương dược được cấp bởi bộ y tế hoặc sở y tế trước ngày thông tư 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Y tế có sự hướng dẫn về hành nghề y dược tư nhân đều phải có hiệu lực.
- Được cấp giấy chứng nhận có đầy đủ trình độ chuyên môn ngành y dược cổ truyền được cấp bởi bộ y tế hoặc sở y tế.
- Với những người hành nghề với các bài thuốc gia truyền hoặc sử dụng phương pháp chữa bệnh gia truyền thì chỉ được thực hiện khám và chữa bệnh bằng chính bài thuốc gia truyền đó;
- Có sử dụng phương pháp y học cổ truyền trong khám chữa bệnh (dùng thuốc hoặc không dùng thuốc);
- Biết cách bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), đồng thời cân thuốc thang cho người bệnh;
- Với những cơ sở sản xuất mà có sẵn dạng đóng gói nhằm để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh của phòng chẩn trị bao gồm cao, đơn, hoàn, tán hay với các dạng thuốc khác thì bạn cần phải đăng ký với Sở Y tế tỉnh về quy trình sản xuất, công thức bài thuốc y học cổ truyền, có kèm theo với bản giải trình về thiết bị và cơ sở vật chất cũng như có thông tin về công dụng, liều dùng, chống chỉ định và tương tác thuốc. Đồng thời được công nhận đủ điều kiện với Sở Y tế tỉnh thì mới được sản xuất. Đồng thời thuốc này chỉ sử dụng với mục đích phục vụ trực tiếp cho người bệnh tại phòng chẩn trị, đồng thời không được lưu hành kinh doanh trên thị trường theo đúng quy định của Luật Dược.
- Có sử dụng những thành phẩm thuốc y học cổ truyền được các cơ sở khác sản xuất đều đã được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành nhằm để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh;
Điều kiện về trang thiết bị Y tế tại nơi làm việc:
Việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc:
- Đảm bảo có đầy đủ tủ thuốc tại phòng khám, và bảo quản kín đáo các vị thuốc tùy theo từng loại đồng thời phải có nắp và ghi rõ tên thuốc;
- Có cân thuốc nhằm đảm bảo lượng thuốc bốc và phân chia chuẩn.
Việc châm cứu, xoa bóp bấm huyệt:
- Có giường, dụng cụ, đèn hồng ngoại… để châm cứu, bấm huyệt và xoa bóp;
- Có đủ dụng cụ hướng dẫn xử lý vượng châm
Việc thực hiện xông hơi thuốc: Trang bị thêm hệ thống tạo hơi thuốc nhằm giúp đảm bảo đồng thời phải đạt chuẩn của bộ Y tế.
Một số yêu cầu cần có đối với phòng khám y học cổ truyền:
Yêu cầu về nhân sự của phòng khám y học cổ truyền:
- Phải có chứng chỉ hành nghề với người chịu trách nhiệm chính về lĩnh vực chuyên môn do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp phép. Còn với những người có bài thuốc gia truyền hay người có phương pháp điều trị bệnh gia truyền thì đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh Y học cổ truyền.
- Mọi nhân viên khi làm việc tại phòng khám Đông y đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề và cũng chỉ được hoạt động khám chữa bệnh trong phạm vi được phân công chuyên môn. Người bệnh đồng thời cũng phải phù hợp với khả năng chuyên môn thì phải được cấp về chứng chỉ hành nghề.
- Người mở phòng khám là bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền thì phải có đủ thời gian hành nghề chuyên môn ít nhất là 54 tháng đối còn với y sĩ y học cổ truyền đòi hỏi phải có đủ 48 tháng, và có 36 tháng đối với lương y hay những người có bài thuốc gia truyền.
Yêu cầu về cơ sở vật chất
- Cơ sở hành nghề phải được cố định đồng thời được tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
- Cơ sở khám chữa bệnh cần không gian phải thoáng mát, sạch sẽ đồng thời phải được dùng vật liệu dễ vệ sinh trên tường và nền nhà để tránh vi khuẩn bám tụ. Đảm bảo phòng điều trị cho người bệnh tối thiểu rộng 10m2 và phải có nơi đón tiếp người bệnh.
- Phòng khám xông hơi bằng thuốc thì cần phải đảm bảo dược xông hơi với diện tích ít nhất là 0,2m2/buồng xông hơi, buồng kín tuy nhiên phải có đủ ánh sáng.
- Phòng khám chuyên về ấn huyệt và châm cứu phải đảm bảo có phòng hay có khu vực riêng để xoa bóp và châm cứu, và đảm bảo diện tích giường tối thiểu 0,5m2.
Hồ sơ xin cấp giấy phép mở phòng chẩn trị y học cổ truyền cần có:
- Đơn đề nghị cấp phép hoạt động của phòng khám y học cổ truyền theo mẫu;
- Bản kê khai về cơ sở vật chất, thiết bị y tế cùng với tổ chức và nhân sự của phòng khám;
- Bản sao Giấy chứng nhận về bài thuốc gia truyền hay của phương pháp chữa bệnh gia truyền cùng với Giấy chứng nhận về lương y;
- Danh sách cùng với bộ hồ sơ nhân sự bao gồm các giấy tờ là bản sao chứng chỉ hành nghề, sơ yếu lý lịch, bản sao CMND của người hành nghề đăng ký khám chữa bệnh tại phòng khám;
- Danh mục chuyên môn về kỹ thuật được đề xuất bởi phòng khám đề xuất;
- Tài liệu chứng minh về cơ sở khám, chữa bệnh cần phải đáp ứng được điều kiện về thiết bị y tế, cơ sở vật chất, và tổ chức, nhân sự phù hợp đối với phạm vi hoạt động chuyên môn, giống như bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phòng khám,
- Đối với cơ sở y tế thăm khám, chữa bệnh hay phòng khám của bệnh nhân hay sử dụng các trang thiết bị có khả năng tạo ra rác thải y tế bao gồm như giác hơi hay kim châm cứu, … thì tốt nhất bạn cần cung cấp hợp đồng về việc thu gom, xử lý rác thải đối với một cơ quan có chức năng.
Thông tin về học y sĩ y học cổ truyền có được mở phòng khám không vừa được chúng tôi giải đáp cụ thể trên đây. Nếu bạn có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn thành công!