Y khoa (hay còn gọi là y đa khoa) là ngành học chưa khi nào ngừng “Hot”, đây cũng là nhóm ngành mơ ước của rất nhiều thí sinh. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thắc mắc về ngành học này: Ngành Y khoa là gì? Ngành Y đa khoa ra làm gì?… Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin, bạn đọc hãy cùng chú ý theo dõi nhé!
Mục Lục
Ngành Y khoa là gì?
Y khoa thuộc nhóm ngành chăm sóc sức khỏe, tinh thần và thể chất của con người. Đây cũng chính là ngành học đào tạo ra các bác sĩ đa khoa chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cấp tính và mãn tính, đồng thời đưa ra đơn thuốc chữa trị và hướng dẫn hồi phục sức khỏe cho người bệnh.
Mục tiêu đào tạo của ngành Y đa khoa là đào tạo ra những người có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học từ đó đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Ngành Y đa khoa ra làm gì?
Để giải đáp cho bạn đọc thắc mắc “Học y đa khoa ra làm gì?”, Y đa khoa sẽ học trong một thời gian dài với nhiều chuyên ngành khác nhau nên cử nhân y đa khoa sẽ có nhiều vị trí, công việc khác nhau. Dưới đây sẽ làm một số các công việc mà sinh viên tốt nghiệp y đa khoa sẽ có thể đảm nhiệm như:
Trở thành bác sĩ nội khoa
Đây là người làm trong ngành y và đảm nhiệm công việc chẩn đoán, ngăn ngừa, điều trị các bệnh ở bên trong cơ thể và chủ yếu là điều trị cho các bệnh nhân là người lớn. Đồng thời thực hiện các công việc liên quan đến chuyên môn theo chỉ đạo của trường khoa.
Mức lương của bác sĩ nội khoa sẽ dao động trong khoảng từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng, còn tùy thuộc vào năng lực của từng người và vị trí được bổ nhiệm.
Bác sĩ ngoại khoa
Bác sĩ ngoại khoa sẽ thực hiện công việc khá, tư vấn, điều trị các bệnh về ngoại khoa cho bệnh nhân, tiến hành các thủ thuật hoặc phẫu thuật chuyên ngành như: tiêu hóa, tiết niệu, ung thư tuyến giáp, ngoại tổng hợp… một người làm bác sĩ ngoại khoa còn hỗ trợ trực phòng khám theo đúng phân công của trưởng khoa, tổng kết bệnh án cho người bệnh chuyển khoa, ra viện…
Ngoài ra họ còn chịu trách nhiệm trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học hoặc bảo dưỡng, bảo quản phương tiện máy móc, trang thiết bị theo yêu cầu của cấp trên.
Bác sĩ răng hàm mặt
Bác sĩ răng hàm mặt cũng là một công việc được rất nhiều thí sinh lựa chọn theo học vì nhu cầu làm đẹp của mọi người ngày càng tăng cao nên khiến cho nghề này càng hot hơn.
Khi trở thành bác sĩ răng hàm mặt bạn cần thực hiện các công việc như: khám, tư vấn và điều trị các bệnh về răng hàm mặt theo yêu cầu của bệnh nhân, thực hiện xét nghiệm lâm sàng để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác hơn, làm các thủ thuật về răng hàm mặt.
Làm việc tại các cơ sở y tế chuyên khoa thì bác sĩ răng hàm mặt cũng cần hỗ trợ trực phòng khám theo lịch được phân công và kiểm tra các thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc men, đảm bảo đầy đủ dụng cụ y tế… nhằm phục vụ cho người bệnh.
Với các công việc phổ biến cử nhân ngành y khoa có thể làm ở trên thì bạn sẽ làm được ở nhiều vị trí khác nhau như:
- Làm việc tại các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương, làm việc tại Bộ y tế.
- Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định.
- Hỗ trợ và giúp đỡ bác dĩ trong khám, chữa bệnh và thực hiện những kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế.
- Xử trí ban đầu cho một số bệnh cấp cứu hoặc những vết thương thông thường tại các địa phương.
- Tiến hành sơ cứu các tai nạn và thảm họa xảy ra trong cộng đồng.
- Công tác tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng và hướng dẫn người dân dùng thuốc đúng cách, an toàn.
- Thăm khám hoặc cứu chữa cho người bệnh vùng sâu vùng xa trong những chuyến thiện nguyện.
- Mở phòng khám đa khoa riêng.
- Tham gia vào công tác đào tạo, giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo ngành Y đa khoa.
>> Xem thêm: Thông tin Tuyển sinh Cao đẳng Y dược để có thêm sự lựa chọn cho bản thân trong tương lai.
Những tố chất phù hợp với ngành Y đa khoa
Cũng giống như những ngành nghề khác thuộc lĩnh vực Y tế thì ngành Y đa khoa cũng cần những tố chất nhất định thì bạn mới có thể làm việc lâu dài và gắn bó với nghề. Đó là:
Cẩn thận, tỉ mỉ và chu đáo: đặc thù công việc liên quan trực tiếp đến tính mạng con người nên người làm trong ngành này cần phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ vì sai sót xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Chăm chỉ và kiên trì: một trong những đức tính quan trọng để có thể theo đuổi ngành y khoa đến cùng. Vì quá trình để trở thành bác sĩ vô cùng gian nan, ngay từ khi bắt đầu học họ đã phải dành nhiều thời gian để học tập, chưa kể đến áp lực của những kỳ thi… nên chăm chỉ để học tập, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm mới có thể thành công được.
Nắm vững kiến thức chuyên môn: yếu tố bắt buộc cần phải có của cử nhân ngành y khoa.
Có sức khỏe tốt: bạn cần có sức khỏe tốt để đáp ứng tốt được việc chăm sóc sức khỏe cho người khác. Y khoa cũng là ngành sẽ chịu nhiều áp lực và làm việc với cường độ cao nên yếu tố này rất quan trọng.
Trình độ ngoại ngữ: học tốt tiếng anh sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc, có rất nhiều các kiến thức hữu ích từ nền Y học nước ngoài.
Những yếu tố khác bạn cũng cần có khi quyết định theo học y khoa như: kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm cao, linh hoạt trong xử lý các tình huống…
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề “Y khoa là gì? Học y đa khoa ra làm gì?”, hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích và đưa ra được quyết định chính xác trong công việc tương lai.