Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển nên các thí sinh đổ xô đăng ký các trường kinh tế, tài chính – ngân hàng là điều dễ hiểu. Ngành sư phạm được cho là một ngành khá hot trong thời điểm 8 – 10 năm về trước với mức điểm chuẩn được cho cao nhất trong các ngành. Nhưng đến hiện tại ngành sư phạm đang bị chững lại, điểm chuẩn giảm sút vì số lượng sinh viên trường sư phạm ra trường thất nghiệp ngày càng tăng.
Trong khi điểm chuẩn của các ngành như kinh tế, công an, y dược liên tục tăng qua các năm gần đây thì ngành sư phạm hiện tại được coi là “hết hot”. Nhiều trường ngành sư phạm có mức điểm chuẩn bằng điểm sàn, các trường lao đao tìm các phương án khác nhau để tuyển sinh. So với thời gian về trước, có khoa ở ngành sư phạm lấy điểm chuẩn lên đến 27 điểm nhưng hiện tại có môn lấy điểm chuẩn chỉ còn 15 điểm. Chất lượng giáo viên đang có xu hướng giảm sút, những người sẽ là người truyền lại kiến thức, hiểu biết của mình cho một thế hệ khác. Việc đào tạo tràn lan sinh viên ngành sư phạm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và ngân sách của nhà nước. Con số này gây ra nhiều ý kiến trái chiều liệu rằng với mặt bằng thí sinh như thế thì chất lượng đầu ra có được đảm bảo hay không. Điểm nổi bật là sinh viên trường sư phạm sẽ được miễn giảm học phí, phụ cấp thâm niên nghề nghiệp, nên có thể thu hút được thí sinh đăng ký dự thi. Nhưng ở thời điểm này thì những điều kiện đó vẫn chưa đủ mạnh để cạnh tranh với những ngành hot hơn, có cơ hội nghề nghiệp lớn hơn.
Nói đến đầu vào ngành sư phạm thì cũng cần để ý đến đầu ra. Với tình trạng ngày nay, mặc dù nhiều trường dân lập được mở ra, các trường công lập thì ngày càng độc lập tài chính để hạn chế hơn sự quản lý của nhà nước. Nhưng nói chung, các trường vẫn đang cắt giảm mạnh chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên. Điều này đang ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội việc làm của nhiều sinh viên trường sư phạm sau khi ra trường. Điển hình là số lượng sinh viên trường sư phạm thất nghiệp ngày càng tăng, nhiều sinh viên không xin được việc và đành bỏ sang làm công nhân, hay về quê, hay chuyển sang ngành khác. Có người thì làm cho các trung tâm nhỏ lẻ về gia sư, đào tạo để đủ thu nhập cho bản thân. Từ những thách thức này, nhận thấy cơ hội việc làm ngành sư phạm đang bị thắt chặt nên nhiều thí sinh không dám đăng ký dự thi vào ngành sư phạm mặc dù họ có đam mê và mong muốn tham gia vào ngành.
Bộ giáo dục liên tục đồng ý cho các trường ngành sư phạm đẩy mạnh chỉ tiêu tuyển sinh, tăng lượng đầu vào của ngành. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây Bộ lại có những phương án thắt chặt chỉ tiêu đầu ra, cắt giảm tuyển dụng giáo viên ở các trường, lượng giáo viên chỉ bằng 1/5 so với thời gian trước.
Bộ giáo dục và đào tạo đang đẩy mạnh tái cấu trúc ngành sư phạm và cũng đang có những phương án đề xuất để giảm tình trạng thất nghiệp ngành sư phạm trên toàn quốc. Ngoài việc giảm tình trạng thất nghiệp thì Bộ giáo dục cũng đã đưa ra nhiều phương án trong quá trình tuyển sinh. Làm sao để thu hút được người tài, người giỏi đăng ký tuyển sinh vào ngành sư phạm. Vì họ là những người sẽ truyền đạt những kiến thức, giảng dạy cho thế hệ tương lai nên cần đảm bảo và nâng cao chất lượng ngành này. Việc thu hút người tài vào ngành này không chỉ mỗi hướng đi là cắt giảm học phí mà còn phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau.
Mục Lục