Thần tượng

Nghệ sĩ Giang Châu: Thông tin tiểu sử, hành trình sự nghiệp gian khó

Nghệ sỹ Giang Châu

Ở miền Tây hẳn là nhiều người khá quen thuộc với nghệ sỹ Giang Châu, người đã để lại nhiều tác phẩm cải lương cho nghệ thuật Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về thông tin tiểu sử, sự nghiệp thì các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mục Lục

1. Thông tin tiểu sử nghệ sĩ Giang Châu

Nghệ sỹ Giang Châu có tên thật là Trần Ngọc Châu, ông sinh năm 1952 tại chợ Lách, tỉnh Bến Tre, và mất năm 2019. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, Giang Châu đã phải đi làm thuê, tài công lái tàu từ năm 14-15 tuổi. Khi đó, chủ tàu của ông là là ông Hai Đực – một người biết đàn ca và cũng là người thầy đầu tiên của ông.

Nghệ sỹ Giang Châu
Nghệ sỹ Giang Châu với sự nghiệp ca hát, diễn xuất

Vì yêu thích giọng ca của Châu mà ông Hai Đực đã giao chiếc tàu chở trái cây cho Châu, đồng thời dạy thêm nghề lái tàu cho ông. Hàng ngày, Châu phải chở trái cây từ Chợ Lách lên Cái Bè để bán cho các vựa lớn. 

Gần nhà Châu có anh Anh Tuấn (anh tư nghệ sĩ Dương Thanh) đánh đàn guitar rất hay, có tham gia ở đội văn nghệ Quận. Sau Tết Mậu Thân, trong một buổi tiệc văn nghệ Quận về hát tại ấp nhà thì Anh Tuấn đã giới thiệu Giang Châu hát mấy bài vọng cổ. Giọng hát của anh đã lọt vào tai của tên Quận trưởng có mặt trong buổi văn nghệ ấy. Anh đã bắt Châu hát ở đội văn nghệ Quận, đây cũng là lần đầu tiên anh chính thức trở thành người ca hát có lương.

Năm 1964, những người anh em trong cùng xóm, ấp đã được biết đến với giọng ca của cậu bé 12 tuổi. Cậu ta còn là người nhỏ tuổi nhất mà cũng có giọng ca hay nhất. Vì nhà nghèo nên hàng ngày sau nửa buổi đi học thì buổi còn lại phải đi chăn trâu.

Những buổi chăn trâu trên đồng, cậu ta thường nghêu ngao hát cho đỡ buồn và thể hiện tính cách hồn nhiên, tươi vui của trẻ con. Thấy Châu là người có tiềm năng thì anh được những người anh em trong xóm dạy thêm từng chút. Anh biết thế nào hát cho trúng nhịp, biết uốn éo và lạng bẻ độc đáo.

Nhiều người nghe Châu hát đều yêu thích giọng ca, khen anh. Đây cũng là động lực giúp cho anh phát triển tài năng sau này. 

>>> Tìm hiểu thêm: Nghệ sỹ Gia Bảo: Tiểu sử sự nghiệp và gia đình

2. Vì sao lấy nghệ danh Giang Châu?

Ngày 8 tháng 8 năm 1971, đoàn hát cải lương Phước Châu, gốc là đoàn hát bội của bầu Nhàn ở miệt Trà ôn, về gần nhà hát, họ còn tổ chức cúng tổ, Khi đó thì Châu đã đi chơi và trốn theo đoàn hát. Khi đó là lứa tuổi bị bắt quân dịch, Châu phải dùng căn cước của em trai tên Hoa và lấy nghệ danh là Hồng Hoa.

Khi đó, anh Tuấn cùng xóm cũng theo Châu đi gánh hát chung và bỏ đội văn nghệ Quận. Sau 1 năm sống trong cảnh gạo chợ nước sông thì năm 1972 anh đã gặp đoàn Hoa Mùa Xuân hát ở Đại Ngãi rồi dọn qua Long Phú. Khi đó Châu đã gia nhập đoàn làm em nuôi của nghệ sĩ Hữu Lợi (một kép chánh khá nổi tiếng ở đoàn Sao Ngàn Phương, đoàn Hương Mùa Thu… khác với nghệ sĩ Hữu Lợi bên cải lương Hồ Quảng).

Anh Hữu Lợi hiện đang là kép chánh thấy Châu có giọng ca lạ, tính tình hiền hậu, mặt mày sáng sủa nên thương, coi Châu như em trai.

Dưới sự dẫn dắt, chỉ dạy của Hữu Lợi, Giang Châu có thêm chút vốn liếng để diễn xuất, với giọng ca vừa cao vừa dài hơi. Mỗi lần vọng cổ thì tiếng vỗ tay của khán giả bùng lên rộn rã. 

Một thời gian sau thì nghệ sỹ Giang Châu cộng tác với đoàn Ngân Điện – Ngọc Đính rồi Thanh Hương – Hùng Minh, sau đó trở thành một anh kép trẻ sáng giá. Khi đó thì Minh Cảnh đã lập ra hai đoàn hát và mời Giang Châu về cộng tác, tuy nhiên anh chỉ được ra sân khấu hát với vai lão.

Ai đi hát cũng mong được hát vai kép mùi, kép trẻ nhưng với vai lão này dù không vui thì anh cũng cố gắng làm tròn vai. So những anh kép khác thì mỗi lần Giang Châu vọng cổ thì giọng hát của họ bị che lấp bởi giọng ca độc đáo của nghệ sĩ trẻ đóng vai già.

>>> Tham khảo thêm: Tiểu sử gia đình, sự nghiệp của nghệ sĩ Duy Phương

3. Trở thành kép chánh nhờ nghệ sĩ bị bắt quân dịch

Khi cùng đoàn Trâm Hoa Mai với Đoàn Minh Cảnh 2 cùng về hát ở Lái Thiêu thì bất ngờ bị cảnh sát đến bắt quân dịch. Thời điểm đó, đoàn hát của họ gặp nhiều khó khăn, dù ế ẩm còn bị mất người.

Trong đó, đoàn Minh Cảnh 2 rã tại Lái Thiêu. Riêng ông bầu Năm Tập của đoàn Trâm Hoa Mai luôn cố gắng lèo lái đoàn hoạt động, cả đoàn là con cháu, người nhà, dâu rể của ông. Sau đó đón  Giang Châu và Cảnh Tượng (đang là bảo vệ của Viện dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM) về hát kép chánh.

Nghệ sỹ Giang Châu nhận danh hiệu NSUT
Nghệ sỹ Giang Châu nhận danh hiệu NSUT

Đây cũng là thời điểm Giang Châu trở thành nghệ sĩ ăn khách nhất trong chuyến lưu diễn này. Khi đó, khán giả truyền miệng cho đoàn hát não nối đuôi đoàn Trâm Hoa Mai: “Kép chánh Giang Châu ở đoàn Trâm Hoa Mai ca hơi dài y như Minh Cảnh, nghe Giang Châu ca vọng cổ, đủ tiền vé”.

Dù chưa cộng tác với sân khấu lớn nào tại Sài Gòn mà chỉ quanh quẩn ở miền Đông, miền Tây nhưng Giang Châu được xem là giọng ca nhiều người biết đến. Sau 1 năm thì Giang Châu được ông bầu Thu An, một đạo diễn, tác giả xem như phù thủy tài ba có tay lăng-xê rất nhiều kép trẻ, mời tham gia hát cùng đoàn Hương Mùa Thu của ông.

Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu thông tin về nghệ sỹ Giang Châu và những thông tin về tiểu sử, công việc sau này. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác. Chúc bạn thành công!

Facebook Comments Box
Rate this post

About The Author