Trịnh Công Sơn được biết đến là một nhạc sĩ tài ba với nhiều sáng tác đi cùng năm tháng và ý nghĩa. Những dòng nhạc Trịnh Công Sơn theo đuổi hầu hết tác phẩm nào cũng mang rất nhiều tâm tư và mang phong cách riêng của tác giả.
Mục Lục
Những dòng nhạc Trịnh Công Sơn
Nhạc tình
Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người…
Những tác phẩm của ông đều rất buồn và cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ… Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng…
Xem ngay: dòng nhạc pop để hiểu hơn về dòng nhạc này
Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực.
Ở Việt Nam, nhac tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vô cùng nổi tiếng, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là “người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ”.
Nhạc phản chiến
Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến, sau này tài tử hơn và để tránh nhầm lẫn với những ca khúc phản chiến của tác giả khác, người ta gọi là Ca khúc da vàng.
Theo Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng.
Nhạc phản chiến của họ Trịnh phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca chân tình thống thiết, trở nên những bài hát rất cảm động nhưng không hề yếu đuối, bỉ mị. Những bản nhạc của ông đều được người miền Nam ủng hộ và thể hiện bởi ca sĩ Khánh Ly. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp.
Click ngay: dòng nhạc r&b để hiểu hơn về dòng nhạc này
Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn được cho là có vai trò không nhỏ trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Cũng vì loại nhạc này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, nhờ vào dòng nhạc này ông đã đánh dấu tên tuổi rất lớn của mình.
Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát của ông vẫn còn bị cấm trình diễn tại Việt Nam, dù rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài Chính chúng ta phải nói hòa bình, Hát trên những xác người, Ta đi dựng cờ, Ta quyết phải sống)
Nhạc khác
Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương: Chiều trên quê hương tôi, viết cho trẻ em: Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, và cả những bài nhạc đỏ: Huyền thoại mẹ, Em ở nông trường – em ra biên giới, Nối vòng tay lớn, Ánh sáng Mạc Tư Khoa, Chưa mất niềm tin, Huế – Sài Gòn – Hà Nội… Trong đó nổi tiếng hơn cả là các bài “Em là hoa hồng nhỏ” và “Nối vòng tay lớn” – có thể nói rằng không một thanh thiếu niên Việt Nam nào lại không biết đến hai bài hát này.
Trên đây là những dòng nhạc Trịnh Công Sơn hướng tới và đi cùng năm tháng. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.