Nghệ sĩ Lê Dung là một trong những nghệ sĩ thanh nhạc hàng đầu nước ta, nhiều tác phẩm của bà đã trở thành bài học khuôn mẫu cho những thế hệ thanh nhạc hôm nay và mai sau.
Mục Lục
Tiểu sử nghệ sĩ Lê Dung
Nghệ sĩ Lê Dung tên đầy đủ là Đoàn Lê Dung do sinh ra trong thời buổi chiến tranh loạn lạc nên bà không được biết chính xác ngày sinh và nơi sinh của mình, sau này bà đã chọn ngày 5 tháng 6 năm 1951 làm ngày sinh và nơi lớn lên là Quảng Ninh làm nơi sinh của mình.
Lê Dung là một giảng viên, một ca sĩ giọng soprano của âm nhạc Việt Nam. Bà thành công với nhiều thể loại âm nhạc từ opera, nhạc tiền chiến, dân ca, nhạc đỏ đến cả nhạc trẻ. Những tác phẩm mà bà thể hiện đều để lại dấu ấn mạnh mẽ với khán giả.
Nghệ sĩ Lê Dung đã thể hiện rất thành công bài hát của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Văn Cao, Văn Ký, Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Đình Thi, Trần Hoàn, Nguyễn Tài Tuệ, Hoàng Hiệp, Ngô Thụy Miên, Phú Quang, Hồng Đăng,… và ngoài ra còn có các tác phẩm của nhạc sĩ quốc tịch Pháp Lê Khắc Thanh Hoài.
Sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp của nghệ sĩ Lê Dung bắt đầu từ năm 17 tuổi khi bà đầu quân vào Đoàn Văn công Quân khu Tả Ngạn. Năm đó bà đã thi đỗ vào trường đại học ngành y nhưng bà đã không theo học mà quyết tâm theo con đường ca hát. Bà đi diễn khắp nơi, hát từ thao trường cho các chiến sĩ đang chiến đấu bảo vệ miền Bắc tổ quốc cho đến các công nhân ở dưới hầm mỏ.
Năm 1976, bà về hoạt động tại Đoàn ca múa Tổng cục chính trị và một năm sau đó theo học thanh nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Tại đây bà được theo học với nhiều giảng viên có kinh nghiệm và tài năng như Nhà giáo ưu tú Hồ Mộ La, nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên, Nghệ sĩ nhân dân Thương Huyền…. Năm 1982 tốt nghiệp với tấm bằng Thủ khoa và được công chúng yêu nhạc biết đến nhiều hơn.
Năm 1984 bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Đến năm 1986 bà được nhà trường cử đi học cao học thanh nhạc tại Nhạc viện Tchaikovsky, Liên Xô. Năm 1990 nghệ sĩ Lê Dung về nước, trở thành nghệ sĩ solo của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Đồng thời bà cũng là giảng viên thỉnh giảng bậc cao học thanh nhạc của nhiều trường âm nhạc, nhạc viện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh .Năm 1993 bà được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Ngày 29 tháng 1 năm 2001 tức mùng 6 Tết Tân Tỵ, nghệ sĩ Lê Dung mất do tai biến mạch máu não.
Giải thưởng nghệ sĩ Lê Dung đạt được:
- Năm 1982: Giải Người hát dân ca hay nhất tại Cuộc thi âm nhạc Tchaikovski, Liên Xô.
- Năm 1984: Phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
- Năm 1988: Giải tư Cuộc thi quốc tế Những nghệ sĩ hát opera trẻ thế giới được tổ chức tại Sofia, Bulgaria.
- Năm 1989: Giải thưởng Toulouse, Pháp.
- Năm 1991, 1992: Giải Mùa xuân Bình Nhưỡng, Triều Tiên.
- Năm 1993: Khi ở 42 tuổi được Phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
- Năm 2000: Huân chương Lao động hạng nhì.
Danh sách đĩa nhạc phát hành:
- Mùa xuân bên cửa sổ (tiếng hát Lê Dung)
- Màu nắng có bao giờ phai đâu (1989)
- Tình khúc lãng mưa (1990)
- Họa mi hót trong mưa (1993)
- Dihavina Cassette: Mưa trên biển vắng (1994)
- Quê hương audio & video: Cát bụi (Những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn)
- 10 ca khúc Hồng Đăng, Saigon Audio (1995)
- Tình khúc Lê Khắc Thanh Hoài, Paris (1995)
- Những tình khúc bất tử 15 (1995)
- Kỉ niệm vàng son 1
- Kỉ niệm vàng son 2
- Classic 1
- Áo vàng em mặc (1995)
- Tình nghệ sĩ (1996)
- Tiếng thời gian (1997)
- Dạ khúc (2000)
- Tiếng hát Lê Dung (2001)
- Âm thanh ngày mới (2001)
- Những tác phẩm thính phòng (2001)
- Hồ Gươm AV: Lời ru cho anh (2001)
- Những tình khúc thính phòng (2001)
Như vậy chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin về nghệ sĩ Lê Dung. Hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nữ nghệ sĩ tài danh này. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thông tin khác nhé. Chúc bạn thành công.