Nghệ sĩ Vân Dung là diễn viên truyền hình được đông đảo khán giả Việt Nam biết đến, vậy bạn biết gì về tiểu sử nghệ sĩ Vân Dung, cuộc đời và sự nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc này.
Mục Lục
Tiểu sử nghệ sĩ Vân Dung
Vân Dung sinh năm 1975, trong một gia đình làm nghệ thuật. Mẹ là diễn viên, bố là đạo diễn của Đoàn ca múa Tây Bắc (sau này cả bố mẹ chị đều chuyển về Quân khu I). Ngày còn bé, Vân Dung sống cùng bố mẹ ở Thái Nguyên. Lúc mới 3-4 tuổi, chị đã thích cùng chị gái Vân Trang đóng kịch, khi thì giả thành nàng công chúa, lúc lại biến thành cô tiên toàn phép màu nhiệm.
Năm 1992 cô tham gia cuộc thi Hoa hậu báo Tiền Phong và may mắn được lọt top 15 người đẹp được vào vòng chung kết. Đây cũng chính là cột mốc giúp nữ nghệ sĩ đến gần hơn với con đường nghệ thuật và trở thành một diễn viên chuyên nghiệp như ngày hôm nay.
Xem thêm: Nghệ sĩ Xuân Hinh
Là một diễn viên được đào tạo diễn xuất từ nhỏ Vân Dung quan niệm là một diễn viên thì phải biến hóa hết mình, đa dạng trong từng vai diễn để không bị đóng khung ở một vai diễn cố định như vậy sẽ khiến khán giả nhàm chán. Có lẽ chính vì lý do này mà khán giả thường thấy nghệ sĩ hài Vân Dung của chúng ta luôn biến hóa chóng mặt trong những vai diễn hay những lần xuất hiện trên sân khấu, từ những vai diễn chua ngoa, đanh đá, sang những vai diễn ngây thơ, cơ cực. Được biết đến là một trong những nghệ sĩ hài Miền Bắc nhưng với những nỗ lực của mình trong suốt thời gian tham gia nghệ thuật cái tên Vân Dung gần như được hầu hết khán giả trong nước biết đến.
Không giống với những hình ảnh hoạt bác vui vẻ trên sân khấu, ngoài đời Vân Dung là một người không tự tin nhiều vào bản thân. Trong khi những bạn diễn cùng thời như: Xuân Bắc, Quang Thắng, Tự Long đồng loạt chuyển sang đóng phim làm MC,thì Vân Dung chỉ đóng khung trên phim trường với những bộ phim truyền hình, điều này đã khiến cô không ít lần vụt mất đi những cơ hội béo bở. Nữ diễn viên chia sẻ cô thà chịu cực khổ chỉ cần được thỏa mãn niềm đam mê và có thêm thu nhập cho bản thân và trang trải chi phí gia đình là được.
Những bước tiến trong sự nghiệp của nghệ sĩ Vân Dung
Gương mặt của nghệ sĩ Vân Dung được mọi người đánh giá là vô cùng hợp với các sân khấu. Trong khi các bạn cùng trang lứa chọn chính kịch thì cô lại theo hài kịch. Mặc dù thời điểm đó hài kịch chưa phát triển nhưng Vân Dung vẫn quyết tâm theo đuổi nó.
Tìm hiểu thêm: Nghệ sĩ Xuân Bắc
Và rồi công sức và sự cố gắng của cô đã được đền đáp. Vân Dung đã tạo cho mình một thương hiệu không thể lẫn vào đâu được. Nghĩ tới Vân Dung người ta liên tưởng tới hình ảnh một cô gái đanh đá, chua ngoa. Và theo Vân Dung thì xấu và đỏng đảnh cũng có những giá trị riêng của nó.
Vân Dung được khán giả biết đến rộng rãi nhất khi tham gia “Đời cười”, “Gặp nhau cuối năm”, “Gala cười”, “Gặp nhau cuối tuần”. Đặc biệt người ta thích thấy một Vân Dung trong vai diễn táo y tế. Với một số người Vân Dung chính là tuổi thơ, là những hình ảnh không thể nào quên được.
Là một danh hài hàng đầu nhưng điều mà cô sợ nhất chính là bước chân lên đỉnh cao của sự nghiệp. Bởi khi đã bước chân lên thì có thể hạ cánh an toàn. Chính vì thế mà Vân Dung thích ở sự lưng chừng, thích khán giả lâu không thấy chị thì nhớ một chút. Chị quyết không bao giờ đánh đổi tất cả mọi thứ để có vinh quang.
Những tác phẩm Vân Dung đã từng tham gia
Với gần 30 năm trong nghề Vân Dung đã góp mặt trong một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Trong đó có thể kể đến:
- Gala cười: Chuyện của sếp, tế gà và kẻ cắp gặp bà già, phép lạ và chuyện hoa hồng, con tàu của những tiếng cười, vi trùng quý hiếm, Từ Thức gặp nạn, trộm ngày, tình bạn, bão trong nhà,…
- Phim truyền hình: Cửa hàng lopa, giấc mơ hoa, series cảnh sát hình sự, những người độc thân vui vẻ, tết cháy osin, tháng củ mật, lời nói dối ngọt ngào, ghét thì yêu thôi, người phán xử, những nhân viên gương mẫu, những ngày không quên, hướng dương ngược nắng, 11 tháng 5 ngày
- Phim sitcom: Gái ngoan truyền kỳ, bó tay.kom, làm giàu không khó
- Gặp nhau cuối năm: Táo xã hội, táo dược phẩm, táo y tế, táo dân sinh, táo giáo dục, táo thủy, táo điện lực, táo tiêu dùng, táo cộng đồng, táo kinh tế
- Chương trình truyền hình: Ký ức vui vẻ, lời tự sự
- Các tác phẩm khác: Ghen, cuộc thi hát, khách thuê nhà, râu quặp, tiền ơi, bu thằng Bời,…