Đoàn người lữ thứ, Nhạc rừng khuya, Đèn khuy… là những ca khúc vô cùng nổi tiếng của nhạc sĩ Lam Phương từ xưa tới nay. Ông là người dành rất nhiều tình cảm cho quê nhà vào những ca khúc được nhiều người đón nhận.
Mục Lục
Tiểu sử nhạc sĩ lam Phương
Nhạc sĩ Lam Phương quê ở đâu? Ông sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông sinh 20 tháng 3 năm 1937, tên thật là Lâm Đình Phùng. Ông có khoảng 200 tác phẩm là những nhạc phẩm tiên phong của tân nhạc miền Nam Việt Nam.
Ông lên Sài Gòn khi mới 10 tuổi và 5 năm sau đó ông đã cho ra đời bản sáng tác đầu tay mang tên “Chiều thu ấy”. Và mãi sau đó nhờ hai tác phẩm “Kiếp nghèo” và “Chuyến đò vĩ tuyến” ông mới thực sự nổi tiếng vào năm 1954. Những năm ấy ông còn nghèo và phải đi vay tiền những người bạn của mình để cho ra đời các tác phẩm âm nhạc.
Cả những năm tháng ấy, ông luôn mang trong mình nỗi nhớ da diết quê hương của người con xa xứ. Những cảm xúc ấy ông đã viết vào những bản nhạc như: “Chuyến đò vĩ tuyến”, “Nhạc rừng khuya”, “Đoàn người lữ thứ” và “Nắng đẹp miền Nam”. Nói về tình quân nhân ông có “Tình anh lính chiến”, “Chiều hành quân”. Nói đến tình mẫu tử ông có “Đèn khuya”, “Tạ ơn mẹ”. Nói đến những kiếp sống lầm than ông có “Kiếp nghèo”, “Chiều tàn”. Riêng về tình ca, có thể nói ông là một suối nguồn trong nền âm nhạc miền Nam Việt Nam.
Đến năm 1958, ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Và trong đêm giã từ, bài “Tình anh lính chiến” của ông đã được ra đời. Từ đó ca khúc ấy cứ còn vang mãi tới tận bây giờ. Trở về dân sự một thời gian, Lam Phương lại được lệnh tái ngũ. Ông gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An, khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến ngày mất miền Nam.
Thêm vào đó, ngoài sáng tác, ông còn kết hợp với trung tâm quốc gia điện ảnh, xuất hiện trong một số phim mang chủ đề vận động cải tiến xã hội như “Chân trời mới”, “Niềm tin mới”.
Khi ông sang Mỹ, ông đã rất vất vả để kiếm tiền và cũng từng mất đi hạnh phúc gia đình. Vì thế, bao nhiêu tâm tư ông cũng dồn hết vào những ca khúc như “Điên”, “Say”, “Tiếc”…
Một lần nữa, ông đã rời nước Mxy và đến với Paris cùng với hai bàn tay trắng. Thời gian này ông có cộng tác và giúp đỡ trung tâm Thúy Nga Paris by Night. Nơi đây, tình yêu một lần nữa đến với ông cùng người phụ nữ tên Hường. Tình yêu ấy lại cho ông thêm động lực để ông cho ra đời những ca khúc tươi vui như: “Bé yêu”, “Bài tango cho em”. Điển hình là bài “Mùa thu yêu đương”. Thế nhưng tình yêu ấy của ông cũng không kéo dài được như ông từng mong đợi.
Đầu năm 1999, trong một lần đi thăm một người bạn, nhạc sỹ Lam Phương bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Ông đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng thật may thay khi ông được nhiều người yêu mến đặc biệt là cô em gái đã bỏ cửa hàng ăn ở Pháp để sang Mỹ chăm sóc cho anh. Có người mua nhà cho ông và giúp ông tập đi trở lại. Tuy bình phục dần nhưng ông không thể khỏe mạnh như xưa được nữa.
**** Tham khảo thêm: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những điều chưa từng kể
Nhạc sĩ lam Phương có một cuộc đời thật gian khó. Thế nhưng nhờ những điều ấy mà tâm tư tình cảm đã được nhạc sĩ thể hiện qua các ca khúc in đậm vào trong lòng mỗi khán giả.