Với những ai yêu nhạc thì có lẽ không thể không nhắc tới nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cả cuộc đời ông đã dành cho nghệ thuật. Cố nhạc sĩ có những sáng tác bất hủ và vang mãi với thời gian.
Mục Lục
Tiểu sử và sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn (sinh năm 1939, tại tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam, Đông Dương – mất ngày 1-4-2001, TP.HCM, Việt Nam).
Lúc nhỏ ông theo học các trường Lycée Français và Providence ở Huế. Thời gian sau đó ông vào Sài Gòn theo học triết học tại trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau Sài Gòn rồi tốt nghiệp tú tài tại đây.
Năm 1957, khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn khi đang tập judo với em trai. Thời gian ấy ông bị thương khá nặng và cũng là lúc ông đã tìm đến với sách sách về triết học, văn học và tìm hiểu dân ca.
Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ đầu thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại và đã có rất nhiều các ca khúc nổi tiếng, giá trị.
Những điều chưa kể
Ảnh hưởng của Đạo Phật trong sáng tác nhạc
Nếu ai yêu thích nhạc Trịnh thì chắc chắn đó là những triết lý nhân sinh của cuộc đời. Những ca khúc của ông đều chất chứa biết bao nỗi niềm về con người, về cuộc sống. Với ông, Đạo phật chính là hơi thở, là triết lý để người ta thấy tin yêu cuộc đời hơn hết.
Cả cuộc đời ông là sự phấn đấu không ngừng nghỉ của một Phật tử. Trong Để Gió Cuốn Đi, ông đã hát: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không/ Để gió cuốn đi/ Để gió cuốn đi” và trong bài Ru em: “Yêu em yêu thêm tình phụ/ Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”. Đây là thái độ “phá chấp” của một con người thấm nhuần tư tưởng Phật giáo.
Cái ông để lại không là hơi ấm tâm linh, niềm an ủi dặn dò của một Phật tử dành cho bao người đã đến và sẽ đến trần gian này làm người. Tất cả là những nỗi niềm của một kiếp người, hãy cứ đẹp và kiêu hãnh để vươn mình tới một cuộc sống tươi đẹp nhất.
**** Tham khảo thêm: Những năm tháng đã đi qua của nhạc sĩ Trần Tiến
Ba mối tình đặc biệt
Mối tình đầu người yêu lạ lùng nhất là cô Dao Ánh. Mối tình ấy không thành và Trịnh Công Sơn đã chôn giấu tình cảm của mình qua bài hát nổi tiếng Diễm xưa. Tình cảm ấy cứ qua lại và được chôn giấu mãi cho tới về sau.
Hình và bóng được ví tựa như mối tình thứ hai với ca sĩ Khánh Ly. Khi nhạc sĩ gặp ca sĩ này thì Khánh Ly đã có gia đình. Họ kết hợp với nhau trong những bản nhạc và có được tiếng nói chung. Suốt mười năm khởi đầu và gây dựng tên tuổi cho sự nghiệp ca hát của mình, Khánh Ly đều nhờ cậy đến Trịnh Công Sơn và vô hình trở thành cái bóng bên ông.
Hồng Nhung là khoảng trống không thể lấp đầy bên ông. Hồng Nhung có những điểm khá giống với Khánh Ly. Cô ấy đã đồng hành cùng nhạc sĩ trên con đường sự nghiệp của chính bản thân mình. Mối quan hệ kéo dài trong nhiều năm và mang theo những kỷ niệm khó quên giữa hai người. Ông cũng thật kín khi nói về mối quan hệ này nhưng với Hồng Nhung thì cô may mắn vì đã gắn bó với 10 năm cuối đời của nhạc sĩ. Đó là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tài ba đã qua đời nhưng hình bóng và âm nhạc của ông vẫn còn mãi với thời gian. Ông không chỉ sống mãi trong lòng người yêu nhạc Việt Nam mà còn lan tỏa ra cả bạn bè trên thế giới.