Tin tức

Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Hiện nay, bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến , thường tập trung ở những người có công việc ngồi nhiều, đững nhiều hay có thói quen sinh hoạt không tốt? Nếu bạn đang thắc mắc bệnh trĩ có nguy hiểm không, hãy tham khào bài viết dưới đây.

Mục Lục

1.Bệnh trĩ là gì? Trĩ nội là gì? Trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ – còn gọi là bệnh lòi dom, là bệnh lý thuộc hậu môn trực tràng. Trong cơ thể chúng ta có những mạch máu, được gọi là các tĩnh mạch, khi những tĩnh mạch tại hậu môn bị co giãn quá mức sẽ dẫn tới bị trĩ . Bệnh thường có biểu hiện nhẹ ở giai đoạn đầu , người bệnh chỉ có cảm giác ngứa rát một chút, nhưng về lâu về dài sẽ đi cầu ra máu và rát hậu môn nhiều hơn.

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn: Do là một trạng tháng sinh lý bình thường nên trĩ xuất hiện không rõ ràng, không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh mà chỉ dựa vào dấu hiệu. Khi mắc bệnh, thời gian đầu người bệnh thường có biểu hiện đại tiện ra máu, ban đầu lượng máu ít chỉ thấm qua giấy vệ sinh, khi bệnh phát triển lượng máu tăng dần, xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, cảm giác đau khi đại tiện. 

Dựa theo cấu trúc giải phẫu, bệnh trĩ được phân chia thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Vậy bệnh trĩ nội là gì? Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ nội được hình thành do các búi trĩ nằm ở phần trên đường lược hay còn gọi là ống hậu môn bị sưng phồng. Khi bị bệnh trĩ nội sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu, nghẹt, sa trĩ và viêm da xung quanh vùng hậu môn.

Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại là dạng trĩ nằm ở phía dưới đường lược hoặc có thể hiểu đơn giản là búi trĩ nằm ở bên ngoài hậu môn mà bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Khi thành tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép quá lâu khiến lượng máu lưu thông ở vùng này kém đi, khiến chức năng hoạt động của các mô hậu môn giảm sút, đàn hồi hoặc giãn nở quá mức sẽ dẫn đến sa búi trĩ ngoại.

2.Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Theo những chuyên gia sức khỏe, bệnh trĩ có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi mắc phải bệnh lý này. Bệnh trĩ là bệnh lý tế nhị, hầu hết người bệnh đều có tâm lý ngại ngùng và lơ là chủ quan với những biểu hiện của bệnh trĩ. Bệnh trĩ càng để lâu càng khó chữa. Đặc biệt, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như:

Nghẹt búi trĩ: Trường hợp trĩ nội bị sa quá mức sẽ bị các cơ vòng hậu môn chèn ép, gây tắc tĩnh mạch lưu thông với búi trĩ. Đồng thời, cơ vòng sẽ làm tắc búi trĩ khiến cho nó ngày càng to ra và cứng hơn cho tới lúc không còn khả năng quay lại hậu môn. Từ đó dẫn đến tình trạng búi trĩ bị nghẹt sẽ khiến cho bệnh nhân bị đau đớn, khó chịu.

Hoại tử dẫn đến viêm nhiễm: Những búi trĩ lâu ngày sẽ bị hoại tử dẫn đến viêm nhiễm. Nguy hiểm hơn có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.

Thiếu máu: Do bệnh trĩ làm chảy máu hậu môn khi càng nặng thì lượng máu sẽ chảy ra nhiều hơn. Lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng mất máu.

Bệnh ung thư trực tràng: Thực tế, có rất nhiều người chủ quan về vấn đề mình bị trĩ nên tình trạng viêm nhiễm lan rộng, nhiễm trùng nặng rất phổ biến, từ đó làm tăng nguy cơ biến chứng thành ung thư trực tràng. 

Rối loạn chức năng hậu môn: bệnh trĩ lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng này. Hậu môn có thể bị co lại khiến cho việc đi ngoài gặp nhiều khó khăn. Lúc này cơ hậu môn bị xâm lấn khiến cho bệnh nhân bị mất tự chủ trong việc đi đại tiện.

Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Người bệnh mắc một số chứng bệnh về da: bệnh trĩ tiết ra chất dịch nhầy xung quanh hậu môn khiến cho da ở các vùng xung quanh hậu môn bị kích thích và dẫn đến các bệnh về da.

Đặc biệt nguy hiểm với nữ giới: Do kết cấu cơ thể của nữ giới, hậu môn và âm hộ nằm gần nhau. Chính vì thế, khi mắc bệnh, vi khuẩn tích tụ tại hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập âm hộ, gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bên cạnh đó, nữ giới lại là đối tượng dễ mắc trĩ bởi vậy chị em cần chú ý, đặc biệt trong thời kỳ mang thai và sinh nở.

Rối loạn thần kinh: tình trạng bệnh trĩ lâu dần sẽ làm bệnh nhên bị đau lưng dưới, đau nhức xương hay thần kinh phản xạ tiết niệu bị rối loạn.

Ham muốn tình dục giảm: Trường hợp quan hệ tình dục khi bị trị, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn . Nguyên nhân là áp lực lên hậu môn tăng cao .Từ đó khiến cuộc yêu giảm sút, người bệnh “sợ” phải chịu những cơn đau do bệnh hậu môn này gây ra.

Ảnh hưởng tới sinh lý: Khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, đặc biệt là khi quan hệ tình dục luôn thấy không tự tin, e ngại, làm giảm khoái cảm. Hơn nữa, khi quan hệ tình dục, áp lực lên hậu môn tăng có thể khiến bệnh phát triển nặng hơn.

Như vậy, bệnh trĩ đem đến nhiều phiền phức và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì thế, người bệnh cần chủ động điều trị bệnh trĩ tại các bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa. Hãy bỏ qua những tâm lý e ngại, và hiểu rõ về tính chất của bệnh để có giải pháp điều trị phù hợp.

Tham khảo biện pháp phòng bệnh trĩ

Để có thể phòng tránh bệnh trĩ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn cần duy trì một số thói quen sau:

  • Chế độ ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.
  • Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm. Thay vì ngồi, hay đứng một chỗ trong thời gian dài thì thỉnh thoảng bạn nên đứng lên đi lại 5 – 10 phút. Việc này sẽ giúp cho khí huyết lưu thông, đồng thời tránh tình trạng căng thẳng, làm việc quá sức gây sức ép cho ruột.
  • Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.
  • Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi cầu.

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh trĩ, giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh trĩ có nguy hiểm không, từ đó có phương phướng thăm khám và điều trị phù hợp.

Facebook Comments Box
Rate this post

About The Author