Tin tức

Điều kiện xét duyệt nghệ sĩ ưu tú là gì – Nghệ sĩ nhân dân là gì?

Nghệ sĩ ưu tú là danh hiệu cao quý được trao tặng cho những người nghệ sĩ có cống hiến đặc biệt trong nghệ thuật. Vậy Nghệ sĩ ưu tú là gì? Để hiểu rõ hơn về danh hiệu này hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Mục Lục

Nghệ sĩ ưu tú là gì?

Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là danh hiệu do nhà nước trao tặng cho cá nhân nghệ sĩ có nhiều đóng góp và cống hiến cho nghệ thuật. Danh hiệu này thấp hơn danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Danh hiệu nghệ sĩ ưu tú là gì?
Danh hiệu nghệ sĩ ưu tú là gì?

Tìm hiểu thêm: Binz là ai?

Điều kiện để trở thành nghệ sĩ ưu tú

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú dành cho những cá nhân hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật cơ sở; đơn vị nghệ thuật tự do như sau:

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;

3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên;

4. Có ít nhất 02 Giải Vàng quốc gia hoặc 01 Giải Vàng quốc gia và 02 Giải Bạc quốc gia.

Khi nào bị tước danh hiệu nghệ sĩ ưu tú

Điều 97 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 đã quy định tương đối rõ như sau:

1. Cá nhân được tặng thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước mà vi phạm pháp luật thì có thể bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước đó theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

2. Việc tước danh hiệu vinh dự nhà nước do Chủ tịch nước quyết định.”

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 91/2017/NĐ-CP cũng quy định về thủ tục, hồ sơ tước hoặc phục hồi danh hiệu, cụ thể:

1. Cá nhân được tặng thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước mà vi phạm pháp luật hình sự, bị tòa án xét xử bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật và bị tuyên án từ hình phạt tù có thời hạn trở lên thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước.

Theo đó:

– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước quyết định việc tước danh hiệu vinh dự nhà nước;

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Chủ tịch nước, cơ quan trình khen thưởng có trách nhiệm thu hồi hiện vật khen thưởng để giao nộp cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng cùng cấp; thu hồi tiền thưởng và nộp vào ngân sách nhà nước hoặc quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định.

Như vậy, mặc dù trước đó nghệ sĩ là người có nhiều đóng góp, cống hiến nổi bật và được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, thế nhưng vẫn có thể bị tước danh hiệu nếu:

– Vi phạm pháp luật hình sự;

– Bị tòa án xét xử bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật;

– Bị tuyên án từ hình phạt tù có thời hạn trở lên.

Điều kiện xét duyệt danh hiệu nghệ sĩ Nhân Dân

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 89/2014/NĐ-CP tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân dành cho những cá nhân hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật cơ sở; đơn vị nghệ thuật tự do như sau:

Điều kiện xét tuyệt nghệ sĩ nhân dân
Điều kiện xét tuyệt nghệ sĩ nhân dân

Xem thêm: Rapper số 1 Việt Nam là ai?

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;

3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 20 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên;

4. Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.

Đối tượng được xét tặng danh hiệu này được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 89/2014/NĐ-CP, gồm có:

  • Diễn viên: Hát, múa, nhạc, sân khấu, điện ảnh, truyền hình thuộc các lĩnh vực Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Hát; Múa; Ngâm thơ; Điện ảnh; Truyền hình;
  • Đạo diễn tác phẩm thuộc lĩnh vực: Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Kịch múa; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Chương trình nghệ thuật tổng hợp ca múa nhạc; Điện ảnh và truyền hình (các thể loại phim truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình), sân khấu truyền thanh, truyền hình;
  • Người làm âm thanh trong tác phẩm điện ảnh, truyền hình và sân khấu; người làm ánh sáng sân khấu và chương trình nghệ thuật tổng hợp;
  • Biên đạo múa; chỉ huy dàn nhạc; chỉ huy hợp xướng; chỉ huy giao hưởng nhạc vũ kịch; chỉ đạo nghệ thuật;
  • Quay phim điện ảnh và truyền hình các thể loại: Phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình;
  • Họa sỹ: Tạo hình con rối; động tác phim hoạt hình; thiết kế trang trí sân khấu; hóa trang, phục trang sân khấu, điện ảnh, truyền hình;
  • Phát thanh viên phát thanh, truyền hình hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về danh hiệu nghệ sĩ nhân dân và nghệ  sĩ ưu tú là gì? Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp được những thông tin hữu ích tới bạn đọc.

Facebook Comments Box
Rate this post

About The Author