Tin tức

Thời đại đổ xô đi học làm ca sĩ tại các lò đào tạo âm nhạc

Trong vài năm trở lại đây, thị trường âm nhạc Việt Nam ngày càng sôi động. Sự phát triển của thế hệ các ca sĩ trẻ lên ngôi, làm khuấy động thị trường. Hàng loạt các chương trình âm nhạc được tổ chức với quy mô hoành tráng đem lại nhiều nhiều thay đổi cho thị trường nhạc Việt. Với sự bùng nổ như vậy, cũng khiến cho nhiều người có ham muốn trở thành ca sĩ, thành sao một cách nhanh chóng. Nhiều chương trình gameshow tổ chức ra đã vinh danh, đưa sự nghiệp của nhiều người sang một trang khác. Vì vậy, nhiều người đổ xô đi tham gia các chương trình để tìm được chỗ đứng cho mình trong showbiz. Đồng nghĩa với đó là việc các lò đào tạo âm nhạc sẽ được phát triển theo. Việc đưa “gà cưng” đi thi các cuộc thi của các “ông bầu” cũng tốn kém nhiều thời gian và chi phí.

Trên thị trường hiện nay, con số các lò đào tạo âm nhạc liên tục tăng lên không ngừng và với chất lượng đào tạo khác nhau. Nhiều trung tâm có tiếng, đào tạo bài bản cho học viên, giáo viên là những người có chuyên môn, bằng cấp cao tại các trường nổi tiếng về âm nhạc như: Trường văn hóa nghệ thuật Quân đội, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam,… Những nơi này đã đào tạo đã ra nhiều tên tuổi lớn, góp phần làm phát triển thị trường âm nhạc Việt.

Ngoài những trung tâm đào tạo có tiếng, được đào tạo bài bản thì nhiều trung tâm tự phát được mở ra và không được kiểm chứng về chất lượng. Các lò đào tạo âm nhạc xuống dốc chất lượng một cách trầm trọng, khiến cho những người có chuyên môn trong ngành lo ngại. Họ đã đưa ra nhiều quảng cáo hấp dẫn, chi phí thấp để thu hút học viên. Có nhiều khóa học ở các cấp bậc khác nhau, các lứa tuổi khác nhau đáp ứng đúng tâm lý, nhu cầu của người học. Nhiều trung tâm đã thuê những người chỉ tốt nghiệp tại các trường thanh nhạc có tiếng về để giảng dạy chứ hoàn toàn không phải là những giảng viên thực thụ của các trường có tiếng về âm nhạc. Những người này chỉ có kiến thức cơ bản về âm nhạc chứ không có khả năng cao, không có trình độ chuyên môn sâu về giảng dạy âm nhạc. Không những thế, các trung tâm này còn nhận thêm cả dịch vụ lăng xê tên tuổi cho học viên nhưng với mức chi phí khá cao. Tự nhận làm hợp đồng, tìm kiếm địa điểm để học viên được hát, được lăng xê tên tuổi.

Xuất phát từ nhu cầu đi học và khao khát được nổi tiếng nên nhiều người đã nôn nóng bỏ ra số tiền khủng để được học tập làm ca sĩ. Mặc dù để làm được ca sĩ cần phải được rèn luyện trong thời gian dài và được đào tạo bài bản, tránh nóng vội. Trong khi, dạy âm nhạc mà dạy sai thì khi học lại và sửa lại sẽ rất khó và mất rất nhiều thời gian của người học. Nắm bắt được xu thế này, nên hàng nghìn trung tâm được mở ra để đáp ứng nhu cầu của người cần học. Nhưng tất cả đều không được kiểm chứng về chất lượng, gây hoang mang cho người học. Các lò đào tạo âm nhạc này được thoải mái lựa chọn giáo trình, phương pháp dạy học, không theo một quy chuẩn nào. Kết quả là nhiều người đã tham gia khóa học với thời gian dài nhưng trình độ âm nhạc vẫn chưa thấy tiến triển, bản thân chưa có sự tiến bộ nào. Vì vậy, có nhiều ý kiến cho rằng nên mở ra một trung tâm kiểm định chất lượng, trung tâm nào đạt chuẩn thì tiếp tục cho hoạt động, còn không thì phải hủy bỏ để tránh gây rối loạn, không kiểm soát. Giáo dục âm nhạc cũng cần phải được Nhà nước quản lý một cách chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của người học. Nhà nước cần có hình thức, phương án can thiệp để hiện tượng thả nổi thị trường ngành âm nhạc được thắt chặt hơn.

Facebook Comments Box
5/5 - (1 bình chọn)

Mục Lục

About The Author